Knowledge

9+1 điều kinh ngạc chỉ có ở Triều Tiên, điều cuối nhiều người muốn làm


Ngày nay Triều Tiên vẫn là một quốc gia luôn bí ẩn với vô số điều khó tin, khiến thế giới không thể hiểu nổi, ví như họ Tạo lịch và múi giờ riêng, lấy ngày sinh Kim Nhật Thành làm gốc, tử hình người xem phim Hàn Quốc…rất nhiều điều kỳ dị như thế.

Triều Tiên là một quốc gia luôn bí ẩn và gây sốc cho phần còn lại của thế giới. Có lẽ ngoài bản thân người Triều Tiên ra, người ở các nơi khác trên thế giới khó có thể hiểu được họ thật sự, cho dù bạn từng đi qua hoặc từng sống một thời gian ngắn tại quốc gia này. Trong đất nước bí ẩn Triều Tiên, ngoài trái tim cuồng nhiệt của người dân đối với lãnh đạo tối cao của họ ra, thì còn những sự thật nào bạn có thể chưa được biết đến? Chúng ta hãy cùng điểm qua những điều từ kỳ lạ đến kỳ cục ở đất nước này.


1. Triều Tiên tiếp tục tuyên bố không có ca COVID-19 nào

Trong một báo cáo giám sát công bố ngày 11/5/2021, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết có 751 người Triều Tiên được xét nghiệm cuối tháng 4/2021, nâng tổng số người được xét nghiệm COVID-19 tại nước này lên gần 26.000, trong đó 139 người mắc bệnh tương tự như cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp ở mức nặng. Tuy nhiên, giống như những lần trước đây, hiện vẫn chưa ghi nhận một ca nhiễm bệnh nào.

Các chuyên gia đã bày tỏ sự hoài nghi trước tuyên bố của Triều Tiên về một kỷ lục hoàn hảo trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng y tế kém và đường biên giới chung có nhiều lỗ hổng với Trung Quốc.

Bình Nhưỡng đã mô tả các nỗ lực chống đại dịch COVID-19 của họ là “vấn đề sống còn của quốc gia”. Nước này đã cấm khách du lịch, trục xuất các nhà ngoại giao và hạn chế nghiêm ngặt về giao thông và thương mại xuyên biên giới.

Phía Triều Tiên đã ngừng cung cấp thông tin về số người mà họ cách ly trong năm 2021, nhưng trước đó quốc gia này cho biết rằng họ đã cách ly hàng chục nghìn người có biểu hiện nhiễm bệnh.


2. Cần sa là hợp pháp

Triều Tiên được xem là nơi đặc biệt mất tự do, người dân bị cấm rất nhiều thứ, thậm chí khách du lịch cũng phải rất chú xem những hành động nào của mình là bất hợp pháp. Nhưng điều ngạc nhiên là cần sa không phải là mặt hàng bị cấm.

Vào đầu năm 2013, nhà báo tự do Darmon Richter đã chia sẻ trên blog của ông trải nghiệm mua cần sa trên thị trường tự do ở Bình Nhưỡng, có kèm hình ảnh làm bằng chứng.


3. Có thể bị tử hình nếu người Triều Tiên xem phim Hàn Quốc

Theo truyền thông Nhật Bản, chính phủ Triều Tiên đã tăng hình phạt đối với hành vi xem hoặc phát tán phim Hàn Quốc vào tháng 12/2020, và nhấn mạnh rằng mức án cao nhất có thể là tử hình.

Tờ Kookmin Ilbo của Hàn Quốc cho biết, một thành phố ở Triều Tiên, có hàng chục nghìn sinh viên đã đến đồn cảnh sát để đầu thú vào cuối năm ngoái. Họ thừa nhận đã từng xem các “bộ phim bất hợp pháp” như phim truyền hình Hàn Quốc, v.v. và còn giao nộp hơn 5.000 đầu đĩa DVD đã được dùng để “phạm tội”.

Bình Nhưỡng cho rằng xem phim truyền hình Hàn Quốc là “hành động chống chủ nghĩa xã hội”, nên họ đã thông qua “Đạo luật Loại trừ Văn hóa và Tư tưởng Phản động” vào ngày 4/12/2020, quy định rằng những ai xem, chia sẻ và phát tán phim truyền hình Hàn Quốc sẽ bị, phạt tù, kết án chung thân hoặc thậm chí có thể tử hình.

Tuy nhiên, khi nhà chức trách Triều Tiên thông qua luật này, họ nhấn mạnh rằng chỉ cần đi đầu thú thì có thể được “tha thứ”. Vậy nên không rõ thực hư chuyện có hàng chục nghìn sinh viên đi tự thú, hay đây chỉ là chiến lược tuyên truyền của chính quyền Bình Nhưỡng.


4. Tạo lịch và múi giờ riêng, lấy ngày sinh Kim Nhật Thành làm gốc

Hiện bây giờ chúng ta sống ở năm 2021, một năm có nhiều sự kiện và đại dịch bùng lên khắp thế giới. Và ở Triều Tiên cũng vậy?

Nhưng không! Ở đất nước nhiều ẩn đố này hiện giờ là năm 110. Triều Tiên lấy 1912, là năm sinh của nhà lãnh đạo tối cao đầu tiên – Kim Nhật Thành làm năm dương lịch thứ nhất. Cách tính lịch này được sử dụng rộng rãi từ tháng 9/1997.

Còn nữa. Triều Tiên tự tạo ra múi giờ của riêng mình, lấy tên là múi giờ Bình Nhưỡng. Giờ chuẩn Bình Nhưỡng chậm hơn 30 phút so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nhà chức trách Triều Tiên đưa ra và áp dụng múi giờ này từ ngày 15/8/2015, để kỷ niệm 70 năm giải phóng Hàn Quốc từ khỏi sự đȏ hộ của Nhật Bản. Múi giờ này đã được sử dụng ở Triều Tiên trước khi bị Nhật Bản xâm lược.


5. Gia đình trị, nhưng vẫn… bầu cử 5 năm một lần

Triều Tiên vẫn ‘tổ chức bầu cử’: Mặc dù nó có thể là một khái niệm buồn cười khi một quốc gia được coi là một chế độ gia đình trị, Triều Tiên lại tổ chức các cuộc bầu cử 5 năm một lần. Tuy nhiên, trên phiếu bầu chỉ có một lựa chọn, vì vậy tỷ lệ ủng hộ luôn là 100%. Nhưng cho dù như vậy, người dân ít nhất cũng có ảo tưởng về nền dân chủ, phải không nào???.


6. Không có đèn giao thông

Trên đường phố Triều Tiên không thể nhìn thấy bất kỳ đèn xanh đỏ nào, hoặc còn gọi là đèn tín hiệu giao thông, tất cả hoàn toàn dựa theo chỉ lệnh của cảnh sát giao thông.

Không có đèn giao thông cũng không gây lo lắng, không có đèn giao thông cũng không làm giao thông rối loạn, bởi vì chỉ có nhân tài quân sự mới có thể có xe riêng, còn lại hầu hết người dân phải đi tàu điện ngầm hoặc xe bus.

Một con số ngạc nhiên nữa là, có hơn 25,5 nghìn km đường giao thông ở Triều Tiên, nhưng chỉ có 724 km được rải nhựa, tức là chưa đến 3% trong số chúng được trải nhựa. Trên các tuyến đường này, các nữ cảnh sát giao thông xinh đẹp mới được chỉ huy giao thông.


7. ‘Làng hòa bình’ không có người ở

Sau nỗ lực hòa giải liên Triều, Bình Nhưỡng đã cho xây dựng làng hòa bình ở giáp giới tuyến 38, thuộc vùng phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây có một thị trấn rất đẹp và có mọi thứ mà bạn mong đợi như nhà ở, trường học, bệnh viện và cửa hàng. Nhưng…không ai thực sự sống ở đó.

Chính phủ Triều Tiên bỏ ra rất nhiều công sức để làm cho nơi này xem ra có vẻ “hoạt động”, ánh đèn được thắp sáng vào khung giờ nhất định, có người lau chùi nhà cửa và quét dọn đường phố để tạo cảm tưởng có cư dân sinh sống.

Nó có tên là “Làng Hòa bình”, một phần bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn quanh thị trấn, nhiều báo cáo bình luận rằng thị trấn chỉ đơn giản là nhằm cho Hàn Quốc thấy là cuộc sống ở Triều Tiên rất tuyệt vời.


8. Xe đạp gắn biển số

Ở Triều Tiên, những người sở hữu một chiếc xe chắc chắn rất giàu có và quyền lực bởi giá thành của chúng rất cao và không phải ai cũng mua được. Ngay cả một chiếc xe đạp cũng có giá cao và ít khi nhìn thấy trên đường. Tất cả xe đạp đều có gắn biển số xe, giống như ôtô.


9. Luật “trừng phạt ba thế hệ”

Thật kinh khủng nếu ai đó vi phạm luật pháp và bị đưa đến trại giam, vì những người khác trong gia đình họ sẽ cùng chung một số phận. Dưới mắt nhà lãnh đạo, nếu một ai đó là kẻ phạm pháp (rất có thể là một tù nhân chính trị) thì cả gia đình họ cũng không khác gì, bao gồm ông bà, cha mẹ và con cái. Quy tắc “trừng phạt 3 thế hệ” này bắt đầu bởi Kim Il-sung vào những năm 1950.


10. Đào tẩu khỏi Triều Tiên?

Còn rất nhiều điều khác về cuộc sống khó khăn, giới hạn internet, không thể đi du lịch, không thể gọi điện thoại quốc tế, nạn tham nhũng, và vô vàn những điều kìm hãm con người của chính quyền độc tài này.

Nhưng chỉ 9 điều trên đây đã thấy sự ràng buộc khắt khe, khiến nhiều người nghĩ đến điều cốt lõi thứ 10: Đào tẩu ra khỏi Triều Tiên?

Hãy nhìn bức ảnh đối lập ở bờ sông Triều Tiên, đối diện là Hàn Quốc. Chiếc thuyền gỗ thô sơ và nhóm người ăn tạm bợ trên bãi cát mép nước Triều Tiên. Còn bên kia là những tòa nhà sầm uất và du thuyền Hàn Quốc.


Có cách nào để sang đó không? Có! Để làm điều này họ mất khoảng 8.000 USD thông qua môi giới chủ yếu do người Trung Quốc tổ chức. Kể từ khi Chủ tịch Kim Jong Un lên nắm quyền, việc vượt biên trốn khỏi Triều Tiên đã trở nên nguy hiểm và đắt đỏ hơn gấp đôi. Mặc dù vậy vẫn có rất nhiều vụ đào tẩu khỏi Triều Tiên diễn ra suốt nhiều năm qua.

Mặc dù ở Việt Nam cũng thiếu tự do và còn nhiều bất cập, Tuy nhiên xem video này xong, có khi bạn lại thấy, mình sinh ra ở Việt Nam vẫn còn may, và cuộc sống dễ thở hơn nhiều so với sự o bế hiện tại ở chế độ độc tài Triều Tiên ấy chứ nhỉ!

Angle Up

TOP